2.10. Hàm kỹ thuật (Engineering functions)
Tác giả: Bùi Nguyễn Triệu Tường (BNTT - GPE)
Tổng hợp: uthoiemve (GPE)
Nhóm hàm Bessel
Excel cung cấp 4 hàm sau: BESSELJ(), BESSELI(),
BESSELK() và BESSELY(), đều có chung một cú pháp.
Hàm BESSELJ() và Hàm
BESSELY()
Hàm Bessel bậc n biến x được tính theo công thức sau
đây:


với Jv(x) là hàm Bessel bậc v với biến x
Hàm BESSELI() và BESSELK()
>

với Jn(ix) là hàm Bessel bậc n với biến thuần ảo
ix và Yn(ix) là hàm Weber Bessel bậc n với biến
thuần ảo ix
Hàm BESSELJ(), BESSELI(), BESSELK() và BESSELY()
Cú pháp chung:
BESSELI(x,
n)
| BESSELJ(x, n) | BESSELK(x, n) |
BESSELY(x, n)
x : Giá trị để tính toán hàm Bessel
n : Bậc của hàm. Nếu n không phải là số nguyên, phần lẻ của
n sẽ được làm tròn
Lưu ý:
Các ví dụ:
= BESSELI(1.5, 1) : Hàm Bessel
biến đổi In(x) bậc 1 tại 1.5 (0.981666)
= BESSELJ(1.9, 2) : Hàm Bessel
Jn(x) bậc 2 tại 1.9 (0.329926)
= BESSELK(1.5, 1) : Hàm Bessel
biến đổi Kn(x) bậc 1 tại 1.5 (0.329926)
= BESSELY(2.5, 1) : Hàm Weber
Bessel Yn(x) bậc 1 tại 2.5 (0.145918)
Chuyển đổi các đơn vị đo lường với nhau
Sẽ có rất nhiều lúc chúng ta muốn biết 1 inch bằng bao nhiêu
centimet, 1 pound nghĩa là mấy ký, v.v... Excel cung cấp cho chúng
ta một công cụ để chuyển đổi các đơn vị đo lường, từ hệ đo lường
này sang hệ đo lường khác. Đó là hàm CONVERT()
Hàm CONVERT()
Cú pháp:
= CONVERT(number, from_unit, to_unit)
number : Giá trị muốn chuyển đổi
from_unit : Đơn vị đo lường gốc (của
number) muốn chuyển
to_unit : Đơn vị đo lường cho kết
quả chuyển đổi
Cách nhập chữ viết tắt trong from_unit và to_unit:
CONVERT() chấp nhận các giá trị text như sau, khi nhập, phải đặt
chúng trong cặp dấu nháy kép, và CONVERT() chỉ chuyển đổi qua lại
giữa các loại đơn vị trong cùng một nhóm (Vd: không thể đổi inch
sang lít được)




Đơn vị tiền tố (prefix) viết tắt sau đây có thể được chuyển đổi qua
lại với nhau. Khi nhập các đơn vị tiền tố viết tắt này, cần phân
biệt chữ thường và chữ hoa.

Lưu ý:
-
Nếu loại dữ liệu nhập vào không hợp lệ, hàm sẽ trả về lỗi #VALUE!
-
Nếu loại đơn vị không tồn tại, hoặc không hỗ trợ tiền tố (prefix)
viết tắt, hoặc không nằm trong cùng một nhóm, hàm sẽ trả về lỗi
#NA!
Ví dụ:
CONVERT(1.0, "lbm", "kg")
= 0.453592 (1 pound = 0.435392 kg)
CONVERT(68, "F", "C")
= 20 (68 độ
F = 20 độ C)
CONVERT(2.5, "ft", "sec")
= #NA!
(đơn vị chuyển đổi không cùng 1 nhóm)
CONVERT(CONVERT(100,"ft","m"),"ft","m")
= 9.290304 (100 dặm vuông = 9.290304 mét vuông)
Tích phân
Hàm ERF()
Theo định nghĩa của Help, thì hàm này trả về một hàm lỗi (error
function), được lấy tích phân của e giữa lower_limit (cận
dưới) và upper_limit (cận trên)
Cú pháp:
= ERF(lower_limit, upper_limit])
lower_limit
: Là cận dưới
của tích phân. Là một số dương.
upper_limit
: Là cận trên
của tích phân. Là một số dương. Nếu bỏ qua, ERF() sẽ tính tích
phân giữa 0 và lower_limit.
Lưu ý:

Ví dụ:
ERF(0.74500)
= 0.707929 (tích phân hàm
error giữa 0 và 0.74500)
ERF(1)
= 0.842701 (tích phân hàm error giữa 0 và 1)
ERF(1, 2)
= 0.152621529580131 (tích phân hàm error giữa 1 và 2)
Hàm ERFC()
Trả về hàm bù ERF: ERFC(x) = 1 - ERF(x), được lấy tích phân của e
giữa x (cận dưới) và vô cực (cận trên)
Cú pháp:
= ERFC(x)
x
: Là cận dưới của tích phân.
Lưu ý:

Ví dụ:
ERFC(1)
= 0.1573 (hàm bù ERF của 1)
Top
|